PHÂN LOẠI NEO VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NEO

 

 

Phân loại neo
Tuỳ thuộc vào từng loại tàu, công dụng và đặc tính của nó người ta bố trí các loại neo khác nhau.
Theo kết cấu người ta phân ra làm hai loại neo: neo có thanh ngang và neo không có thanh ngang.
Neo có thanh ngang gồm neo: Matroxov, neo Hải quân, neo một lưỡi, neo nhiều lưỡi, neo chuyên dùng, v.v.
Neo không có thanh ngang như: neo Holl, v.v.

Các đặc trưng cơ bản của neo
Các đặc cơ bản của neo bao gồm các đặc trưng hình học, các đặc trưng về kết cấu của neo.
Các đặc trưng hình học cơ bản của neo như:
– trọng lượng neo: GN, kG.
– góc gập lưỡi: β (góc nghiêng giữa lưỡi và trục cán neo), độ.
– góc tấn: α – góc tạo bởi phương của lưỡi neo và nền bùn đất, độ.
– chiều dài cán neo: AN, m.
– chiều dài lưỡi neo, chiều dày cán neo, chiều dày lưỡi neo và các tỷ số kích thước của neo.

Các đặc điểm kết cấu của các loại neo
a. Neo Holl
Neo Holl được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên hầu hết các tàu cỡ lớn và nhỏ, tàu biển, tàu sông và tàu hồ, v.v. Bởi vì loại neo này có tính cơ giới hoá cao, không cần chuẩn bị thời gian thả neo, còn khi kéo neo, neo tỳ vào mạn bằng ba điểm (1 điểm ở đế, 2 điểm ở hai lưỡi), việc tháo lắp sửa chữa neo cũng dễ dàng. Mặt khác việc sử dụng loại neo này có xu hướng làm giảm chiều dài mỏ neo, đặc biệt ở tàu mạn thấp, neo Holl không được sử dụng hết phần lớn chiều dài cán neo.
Đặc điểm kết cấu của loại neo này là, cán neo và đế neo được đúc rời nhau, lưỡi neo có thể quay so với cán neo một góc β = 45° , hai lưỡi có thể đồng thời cùng bám vào nền đất. Trọng lượng neo thường là: GN = (100 – 8000) kG và lực bám: T = (3 – 6).GN, kG, tức k = 3 – 6.

Các thông số kích thước của neo Holl
Trọng lượng neo: GN, kG.
Chiều rộng của cán neo AN = 18,5 . , mm.
Chiều dài cán neo AC = 9,6 AN, mm.
B = 2,65.AN, mm.
L = 6,4.AN, mm.
H = 5,8.AN, mm.
Góc tấn: α = 64° (là góc giữa tiếp tuyến phía ngoài của lưỡi với nền đất, còn gọi là góc đi vào nền đất của lưỡi).
Góc uốn của lưỡi (góc gập): β = 45°.
Chú ý: Neo Holl làm việc ở mọi loại nền đất.

b. Neo Hải quân

 

Loại neo này khi thả chỉ bám vào nền đất bằng một lưỡi, còn một lưỡi quay ngược lên phía trên gây khó khăn cho sự đi lại của các tàu khác, nhất là ở vùng nước nông. Loại neo này không được cơ giới hóa khi thả và khi kéo (dùng cần cẩu để kéo neo).
Hiện nay loại neo này chỉ dùng với các tàu nhỏ, thường dùng làm neo dừng đối với tàu biển chuyên dụng có độ sâu thả neo nhỏ, neo phụ đối với tàu sông hoặc biển, hoặc dùng đồng thời cả neo dừng, neo phụ đối với tàu hồ, hoặc tàu sông không tự hành, v.v.
Các thông số cơ bản của neo Hải quân
Kích thước neo được xác định theo chiều rộng cán neo:AN, mm.
AN = (22,69 – 23) .
A = 11,4.AN Góc tấn α = 57°
L = 7,35.AN Góc uốn α = 35°
h = 2,75.AN Trọng lượng neo Gr = (10 – 3000) kg
B1 = 2,15.AN Lực bám của neo là T = (6-8).GN¬.
B = (10,8 – 11,3).AN. Hệ số bám k = 6 – 8.
Đặc điểm kết cấu của loại neo này là, thông thường đế neo và lưỡi neo được đúc liền thành một khối, hoặc là kết cấu hàn, neo có thanh ngang làm tăng tính ổn định của nó trên nền đất.

[b]c. Neo một lưỡi[/b]

Neo một lưỡi hay gọi là neo Goseva. Neo một lưỡi thường được sử dụng trên đội tàu kỹ thuật như: tàu cuốc, tàu hút, vừa làm dừng tàu vừa làm thiết bị định vị để di chuyển phương tiện khi nó hoạt động, v.v. vì nó có lực bám khá lớn.
T = (6 – 12).GN, kG.
Trọng lượng và kích thước cơ bản của neo không theo tiêu chuẩn.
Đặc điểm kết cấu của neo là: đế và cán neo được đúc liền một khối.

Hình 3.5. Cấu tạo neo một lưỡi
1- cán neo; 2- lưỡi neo; 3- đế neo; 4 – móc neo; 5 – thanh ngang.

Các thông số cơ bản của neo: AN = 22,7. , mm.
A = 11,5.A¬N
B = 9,2.AN
B1 = (2,8 – 3).AN
L/2 = 4.AN
h = (4,3 – 4,6).AN
Góc tấn: α = 37°, góc uốn: β = 11°

d. Neo nhiều lưỡi
Gồm có neo 4 lưỡi, neo 6 lưỡi, v.v. thường được dùng cho đội tàu kỹ thuật như: tàu cuốc, tàu hút, tàu công trình, v.v.
Kết cấu chủ yếu là dạng có trọng lượng GN = (5 – 700) kG; Góc tấn: α = 51°, Góc uốn: β = 32° .

e. Neo Matroxov

Cấu tạo của neo: lưỡi neo và cán neo được đúc rời, lưỡi neo có thể quay với cán một góc: β = 28° – 37°.
Để tăng lực bám, người ta làm tăng chiều dày lưỡi neo, để tăng độ ổn định của neo, người ta làm thanh ngang trên lưỡi neo.
Trọng lượng neo thường là GN = (25 – 1500) kG – với neo đúc và GN = (5 – 200) kG – với neo hàn.
Lực bám của neo bằng: T = (6 – 11).GN. Góc tấn: α = 60°, góc uốn : β = 32°, kích thước của neo, tra bảng .
Đặc điểm: loại neo này chỉ dùng trên đất mềm và thường dùng trên các tàu nội thuỷ.

Xem thêm