KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT BỊ NEO
Trên mỗi một con tàu thường được trang bị neo chính và neo phụ. Neo chính thường đặt ở mũi còn có tên gọi là neo dừng, vì rằng mũi tàu có dạng thoát nước nên làm giảm sức cản tốt hơn. Hơn nữa khoang mũi thường không được sử dụng, nên dùng làm hầm xích neo rất thuận tiện. Neo phụ được đặt ở phía đuôi tàu còn được gọi là neo hãm. Bởi vì việc bố trí neo ở đuôi tàu sẽ không thuận lợi cho sự va đập của dòng nước chảy vào chong chóng và bánh lái. Thông thường neo chính và neo phụ không được thả cùng một lúc.
Lực bám của neo
Lực bám của neo là khả năng bám vào nền đất của neo. Lực bám của neo phụ thuộc vào trọng lượng neo GN, kết cấu của từng loại neo và nền đất nơi thả neo. Trong đó trọng lượng neo là yếu tố quan trọng nhất, tức là khi trọng lượng neo GN càng lớn thì lực bám của neo càng tăng và ngược lại.
Mặt khác, neo có cán càng dài thì lực bám càng tăng đồng thời càng làm tăng tính ổn định của neo trên nền đất. Vì vậy ở một số trường hợp người ta làm thanh ngang để tăng độ ổn định của neo.
Nếu gọi lực bám của neo là: T , kG thì: T = k.GN
trong đó: GN – trọng lượng của neo, kG.
k – hệ số bám của neo, xác định nhờ thực nghiệm và tuỳ theo loại neo, tùy theo nền đất.
Chiều sâu thả neo
Trong khai thác, ở điều kiện thuận lợi có thể đỗ tàu bằng neo thì chiều dài cáp neo (là chiều dài từ lỗ thả neo đến vị trí neo nằm ở nền đất l phụ thuộc vào chiều sâu nơi thả neo và tốt nhất là:
l = 4.h0 nếu h0 tới 25, m.
l = 3.h0 nếu 25 tới h0 tới 50, m.
l = 2,5.h0 nếu 50 < h0 tới 150, m.
l = (1,5 tới 2).h0 nếu h0 tới 150, m.
Phân loại thiết bị neo
Tuỳ thuộc vào từng loại tàu, vào công dụng và đặc tính làm việc của tàu mà lựa chọn thiết bị neo theo loại thiết bị neo có hốc hay không có hốc, theo máy tời neo đứng hay nằm, v.v.